Liên kết website
 

HÌNH QUẢNG CÁO

 
Lượt truy cập
 

Phòng chống tham nhũng

 
Mỗi năm hối lộ khoảng 2.000 tỷ USD Cập nhật: 16-05-2016 03:58
(Thanh tra)- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo về tình trạng tham nhũng, hối lộ diễn ra trên toàn thế giới, trong đó có đưa ra con số ước tính khoảng từ 1.500 - 2.000 tỷ USD được dùng để hối lộ mỗi năm.

​           Theo đánh giá của IMF, đây là số tiền được hối lộ liên quan tới tất cả các lĩnh vực công trên toàn thế giới. Số tiền này tương đương khoảng 2% GDP toàn cầu và bằng GDP 1 năm của Canada.

flickr.jpg 
 
 
"Nền kinh tế thế giới đã phải trả cái giá quá đắt vì tham nhũng và hối lộ. Không trực tiếp thì gián tiếp, tham nhũng và hối lộ đã khiến cho nền kinh tế thế giới trở nên bấp bênh, làm suy yếu tốc độ tăng trưởng toàn cầu nhưng lại làm gia tăng nhanh chóng những khối tài sản bất hợp pháp. Tham nhũng, hối lộ đang ngày đêm bào mòn xã hội chúng ta. Nó làm xói mòn đạo đức, làm mất niềm tin của người dân vào Chính phủ", Christine Lagarde - Tổng Giám đốc IMF nhấn mạnh.
 
Nhìn về khía cạnh kinh tế, theo IMF, tham nhũng đang tước đoạt ngân sách Nhà nước thông qua các hình thức biển thủ công quỹ. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến người dân ngày càng có xu hướng trốn thuế, vì họ không còn tin tiền thuế của họ sẽ được phục vụ cho mục đích công ích. Khi đó, thâm hụt ngân sách sẽ tăng cao, Chính phủ các nước sẽ không còn nhiều nguồn vốn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước họ. Khi những Chính phủ này đã mang tiếng xấu là để tham nhũng, hối lộ hoành hành khiến ngân sách bị thâm hụt, thì họ cũng khó có thể kêu gọi nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Khủng hoảng bắt đầu xảy ra. Các dịch vụ công, các công trình công ích, phúc lợi xã hội ngày càng sụt giảm sẽ là tiền đề cho sự tức giận trỗi dậy ở người dân.
 
Cũng theo IMF, tham nhũng, hối lộ không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, các nước chậm phát triển. Ngay cả khi những nước này bị các tổ chức quốc tế độc lập, chẳng hạn như Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) xếp vào vị trí những nước tham nhũng nhất thế giới, mức độ tham nhũng của những nước này cũng chẳng khác gì ở một số nước giầu. "Chẳng qua, vì họ đã nghèo, ngân sách lại liên tục bội chi vì mọi chi phí cho dịch vụ công đều bị "đội giá" do hành vi tham nhũng gây ra, nên họ bị coi là những nước tham nhũng nhất. Còn ở một số nước giầu khác, mức độ tham nhũng cũng không kém, nhưng vì có tiềm lực kinh tế mạnh, ngân sách của họ chưa đến mức lao đao như những nước nghèo, nên những nước giầu có này chưa bị "liệt" vào hàng tham nhũng nhất", Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết thêm.
 
Báo cáo của IMF nêu rõ, tham nhũng là khởi nguồn của xung đột bạo lực, là chất xúc tác làm gia tăng khoảng cách giầu nghèo, tàn phá nền kinh tế, xã hội. Tham nhũng có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tàn phá bất cứ quốc gia nào, cho dù quốc gia đó có giầu đến đâu, tiềm lực kinh tế mạnh như thế nào, nhưng nếu không có phương cách phòng, chống tham nhũng hiệu quả thì cuối cùng, quốc gia đó cũng sẽ sụp đổ bởi tệ nạn tham nhũng.
 
Theo IMF, chiến lược chống tham nhũng chỉ thực sự hiệu quả khi nó được quyền chống ở mọi ngành, mọi lĩnh vực và mọi cấp từ thấp đến cao, kể cả cấp cao nhất. Chống tham nhũng hiệu quả phải do chính quyền cấp cao nhất hoạt động hiệu quả. Nếu chống tham nhũng theo kiểu cảnh sát điều tra, viện kiểm sát truy tố, tòa án xét xử thì chỉ chống được tham nhũng nhỏ lẻ, bởi những cơ quan này vẫn bị lệ thuộc, điều hành, chi phối bởi cấp chính quyền cao nhất. "Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử phải độc lập thì chống tham nhũng mới hiệu quả. Nếu không, cho dù các cơ quan này có giỏi đến đâu, có mạnh đến đâu thì còn lâu mới chống tham nhũng được hiệu quả", bà Christine Lagarde khẳng định.

Anh sẽ nỗ lực chống tiền bẩn trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 12/5, phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về chống tham nhũng, với sự tham dự của đại diện hơn 40 quốc gia và tổ chức quốc tế (trong đó có IMF), diễn ra tại TP London (Anh), Thủ tướng David Cameron khẳng định, Anh sẽ áp dụng những biện pháp cứng rắn nhất để chống lại các hành vi rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản ở nước này.

Theo Thủ tướng Anh, từ nay trở đi, bất kỳ công ty nước ngoài nào, nếu muốn mua, sở hữu bất động sản ở Anh thì buộc phải khai báo tên và nhân thân đầy đủ của người sở hữu công ty nước ngoài đó. Quy định này cũng sẽ được Anh áp dụng để truy tìm tung tích chủ sở hữu của hơn 100 nghìn khối bất động sản ở Anh hiện nay. Trong đó, riêng TP London có khoảng 44 nghìn bất động được mua bởi các công ty nước ngoài, nhưng chưa ai biết tên chủ nhân thực sự của những bất động sản này là ai.

​                                                                                                                                                    ​                                           Nhật Minh 

         Thanh tra.com.vn 


In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Select a date from the calendar.
Về đầu trang  
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 1126, đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0251.3822550; Fax: 0251.3816979; E-mail: vbthanhtra@dongnai.gov.vn
ĐĂNG NHẬP