Liên kết website
 

HÌNH QUẢNG CÁO

 
Lượt truy cập
 

Công tác thanh tra

 
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA NGÀNH THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN NĂM 2016-2017 Cập nhật: 15-09-2016 07:45
Nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, nâng cao chỉ số PCI, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới

​              Nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, nâng cao chỉ số PCI, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, đảm bảo công khai minh bạch; đẩy mạnh thực hiện đạo đức công vụ, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân; tiếp nhận xử lý đơn thư phản ánh, kiến nghị của nhân dân nhanh chóng. Thực hiện tốt quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện chức trách, công vụ của cán bộ, công chức. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Phát hiện, ngăn ngừa các hành vi nhũng nhiễu, tạo môi trường hoạt động công bằng, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hạn chế tối đa các chi phí không chính thức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

 

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch thanh tra của các đơn vị, tránh việc chồng chéo và trùng lắp các cuộc thanh tra, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các tổ chức, đơn vị hoạt động trên địa bàn tỉnh. Rà soát hoàn thiện nội dung về quy định, thủ tục hành chính, đồng thời nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính, coi việc rà soát là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan và của mỗi cán bộ, công chức khi được phân công giải quyết thủ tục hành chính. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức về trình độ, nhận thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc, nhất là những cán bộ trực tiếp tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh và kiến nghị của người dân.

Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2014 và năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong đó có các chỉ số liên quan đến ngành Thanh tra tỉnh, thì tỉnh Đồng Nai xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của tỉnh Đồng Nai, chưa đạt kỳ vọng của lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai về cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để phục vụ cho các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư làm ăn lâu dài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Thực hiện Kế hoạch số 6258/KH-UBND ngày 22/7/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2017; Thanh tra tỉnh đã xây dựng kế hoạch đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chỉ số PCI có liên quan đến trách nhiệm của ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:

* Một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện:

- Đối với chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước:  Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước được sử dụng để đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan) là 01 cuộc. Mục tiêu của năm 2016 và năm 2017 cần duy trì kết quả đạt được là 01 cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị.

TT

Chỉ số thành phần

Điểm năm 2014

Điểm năm 2015

Tăng/Giảm 2015 so với 2014 (+/-)

Điểm trung vị 2015

Mục tiêu phấn đấu 2016 -2017

Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan)

1

1

0

2

Cần duy trì kết quả đạt được

- Đối với chỉ số không chính thức: Chỉ số không chính thức được sử dụng để đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không. Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về các chỉ số chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả như: Các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức; doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến; công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức vẫn còn cao so với các địa phương khác. Mục tiêu cần đạt được đối với các chỉ số không chính thức trong năm 2016 và năm 2017, cụ thể:

TT

Chỉ số thành phần

Điểm năm 2014

Điểm năm 2015

Tăng/Giảm 2015 so với 2014 (+/-)

Điểm trung vị 2015

Mục tiêu phấn đấu 2016 -2017

1

Các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý)

68%

77,84%

9,84%

66,03%

Mục tiêu đạt mức 65%-60%

2

% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức

6%

12,74%

6,74%

11,11%

Mục tiêu đạt mức 5%-3%

3

Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến (% đồng ý và hoàn toàn đồng ý)

74%

73,94%

-0,06%

65,38%

Mục tiêu đạt mức 50%-45%

4

Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn)

64%

68,53%

4,53%

62,37%

Mục tiêu đạt mức 80%-85%

5

Các khoản chi phí không chính thức ở mức độ chấp nhận được  (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý)

74%

76,51%

2,51%

76,84%

Mục tiêu tối thiểu 85%

- Đối với chỉ số thiết chế pháp lý: Chỉ số thiết chế pháp lý được sử dụng để đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương.  Qua khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số thiết chế pháp lý như: Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ; các chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận được, vẫn còn cao so với các địa phương khác.   Mục tiêu cần đạt được đối với các chỉ số thiết chế pháp lý trong năm 2016 và năm 2017, cụ thể:

TT

Chỉ số thành phần

Điểm năm 2014

Điểm năm 2015

Tăng/Giảm 2015 so với 2014 (+/-)

Điểm trung vị 2015

Mục tiêu phấn đấu 2016 - 2017

1

Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ (% thường xuyên hoặc luôn luôn)

27%

31,52%

4,52%

31,39%

Mục tiêu đạt từ 40%-45%

2

Các chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận được  (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý)

74%

66,67%

-7,33

74,73%

Mục tiêu đạt từ 75%-85%

* Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới:

Để phấn đấu đạt được mục tiêu nêu trên, Thanh tra tỉnh, các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà, cùng với Thanh tra các Sở, ban, ngành của tỉnh, Thanh tra các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà phải tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Đối với chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ, thống nhất chương trình thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với doanh nghiệp (đầu mối là Thanh tra tỉnh). Trường hợp có sự chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp thì Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án xử lý chồng chéo để đảm bảo mỗi năm một doanh nghiệp chỉ phải tiếp, làm việc với một đoàn thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Đối với chỉ số chi phí không chính thức: Các cơ quan, đơn vị quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị chấp hành các quy định về đạo đức, tác phong, ý thức trách nhiệm trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp không gây phiền hà, nhũng nhiễu, vòi vĩnh, trục lợi, không làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thời gian thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp so với quy định của pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, quy trình xử lý hồ sơ vụ việc; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức các đơn vị trong việc giải quyết các thủ tục hành chính (thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa điện tử…) đối với doanh nghiệp như: Cấp phép kinh doanh, kê khai nộp thuế, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy,… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp an tâm đầu tư làm ăn lâu dài tại địa phương. Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân để từng bước nâng cao thái độ, trách nhiệm, đạo đức công vụ và tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, xuyên suốt được thực hiện trong nhiều năm qua, để giải quyết vấn đề chi phí không chính thức.

- Đối với chỉ số thiết chế pháp lý:  Tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức, doanh nghiệp để tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp về cơ chế, chính sách pháp luật và mức độ, thái độ phục vụ các dịch vụ hành chính công của cơ quan, đơn vị và công chức để báo cáo cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý. Tạo điều kiện thuận lợi để công dân, doanh nghiệp tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử, các thủ tục thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, các văn bản pháp luật, Nghị định, Thông tư có liên quan đến ngành, đơn vị mình trên trang thông tin điện tử (Trang Web) để các doanh nghiệp biết và tố cáo các hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp./.

Tu​ấn Đỗ

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Select a date from the calendar.
Về đầu trang  
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 1126, đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0251.3822550; Fax: 0251.3816979; E-mail: vbthanhtra@dongnai.gov.vn
ĐĂNG NHẬP