Liên kết website
 

 HÌNH QUẢNG CÁO

 
Lượt truy cập
 

 Tin trong ngành

 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ CHỒNG CHÉO, GIÁM SÁT, THẨM ĐỊNH DỰ THẢO KẾT LUẬN THANH TRA VÀ XỬ LÝ SAU THANH TRA HIỆN NAY Cập nhật: 15-09-2016 07:52
Để thực hiện tốt công tác xử lý chồng chéo trong thanh tra; giám sát, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra, cần tập trung thực hiện một số giải pháp….”

​              Để thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, xử lý chồng chéo; giám sát, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Về xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra: Xây dựng phần mềm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra để việc thực hiện xử lý chồng chéo hiệu quả hơn. Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả trong phối hợp, thống nhất kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của các Sở, ban ngành đối với doanh nghiệp. Đôn đốc các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại tỉnh Đồng Nai, các cơ quan chức năng thuộc UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp gửi kế hoach thanh tra, kiểm tra năm sau liền kề về Thanh tra tỉnh trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để tổng hợp; phối hợp với cơ quan chức năng liên quan xử lý chồng chéo, trùng lặp trong thanh tra, kiểm tra (thực hiện trong tháng 10 hàng năm). Trên cơ sở rà soát xử lý chồng chéo kế hoạch về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hàng năm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương đặt tại tỉnh Đồng Nai, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trước ngày 25 tháng 11 hàng năm  (thực hiện đầu tháng 11 hàng năm).  Thông báo cho các cơ quan chức năng có kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đề nghị các cơ quan này trao đổi thỏa thuận thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp liên ngành do một cơ quan chủ trì (thực hiện trong tháng 12 hàng năm). Theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (thực hiện thường xuyên). Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan chức năng báo cáo UBND tỉnh (thực hiện trong tháng 12   hàng năm).

- Về công tác giám sát hoạt động Đoàn thanh tra: Để công tác giám sát Đoàn thanh tra ngày càng hoàn thiện hơn, cơ quan tự chủ động xây dựng Quy chế quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn đối với hoạt động giám sát trong công tác thanh tra. Nâng cao vị trí giám sát, nhận thức của trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra, thực hiện tốt việc quản lý điều hành hoạt động, bám sát đề cương kế hoạch đã được phê duyệt.

- Về công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra: Quy định hoạt động thẩm định dự thảo kết luận thanh tra thành một chế định trong Luật Thanh tra. Nếu Thanh tra Chính phủ chưa ban hành Thông tư quy định về công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của tỉnh, huyện thì nên ban hành hướng dẫn để cấp tỉnh, huyện thực hiện. Trong quy định, hướng dẫn về công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của tỉnh, huyện cần quy định về tài liệu, thời gian thẩm định; giá trị pháp lý của báo cáo kết quả thẩm định; phương pháp phối hợp trong thẩm định đối với những dự thảo kết luận thanh tra phức tạp; quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong việc phối hợp thẩm định; việc tiếp thu, giải trình của Đoàn thanh tra về những vấn đề được chỉ ra trong báo cáo kết quả thẩm định.

- Về công tác xử lý sau thanh tra: Cần quan tâm kiện toàn hoạt động của bộ phận xử lý sau thanh tra; gắn trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra cũng như vai trò của lãnh đạo thanh tra tỉnh với công tác xử lý sau thanh tra. Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra với những biện pháp cụ thể như: Việc lập các Biên bản trong quá trình thanh tra phải chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, căn cứ để phục vụ trong quá trình kết luận. Việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra phải đảm bảo chất lượng cao, phải nhận xét đúng, sai so với quy định của pháp luật nào; đồng thời phải đề xuất, kiến nghị đúng quy định của pháp luật, có tình, có lý, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi; mặt khác, đoàn thanh tra cũng phải chú ý, xem xét, lắng nghe đến ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra và của các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là những ý kiến tham gia của các ngành có chuyên môn sâu. Kết luận thanh tra phải đảm bảo sự chính xác, khách quan, tránh sự áp đặt, miễn cưỡng; kiến nghị phải đúng quy định của pháp luật và có tính khả thi; nội dung kiến nghị phải nêu rõ: cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm thực hiện và thời hạn thực hiện…

​Tuấn Đỗ

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Select a date from the calendar.
 
Về đầu trang  
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 1126, đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0251.3822550; Fax: 0251.3816979; E-mail: vbthanhtra@dongnai.gov.vn
ĐĂNG NHẬP