Liên kết website
 

HÌNH QUẢNG CÁO

 
Lượt truy cập
 

Phòng chống tham nhũng

 
Một số vấn đề góp ý Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Cập nhật: 25-04-2019 01:07
Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm được Quốc hội giao tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, ngày 21/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 21/01/2019 về việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Theo đó, giao Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
 

​          Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 21/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Thanh Chính phủ được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành: Khoản 4 Điều 15, Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 20, Khoản 3 Điều 22, Khoản 4  Điều 23, Khoản 4  Điều 25, Khoản 4  Điều 74, Khoản 2 Điều 80, Khoản 4  Điều 81 và Khoản 4 Điều 94 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Khoản 3, Điều 31, Khoản 2  Điều 35, Khoản 6  Điều 39, Khoản 2  Điều 41 và Khoản 4, Điều 54 Luật Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trình Chính phủ vào tháng 4/2019.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định tiết tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định số 77/QĐ-TTCP ngày 30/01/2019 về việc ban hành Ban soạn thảo và Tổ biên tập để triển khai việc tham mưu xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng.

 Theo đó dự thảo do Thanh tra Chính phủ lấy ý kiến, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng gồm 11 Chương với 88 điều, cụ thể: Chương I: “Những quy định chung” gồm 02 điều quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định; Chương II: “Trách nhiệm giải trình” gồm 03 mục 12 điều; Chương III: “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng” gồm 10 điều; Chương IV: “Thực hiện quy quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” gồm 03 mục với 13 điều; Chương V: “Vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi” gồm có 06 điều; Chương VII: “Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước” gồm 02 mục 11 điều; Chương VIII: “Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức” gồm 06 điều; Chương IX: “Chế độ thông tin, báo cáo phòng, chống tham nhũng” gồm 06 điều; Chương X: “Xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống tham nhũng” gồm 07 điều; Chương XI: “Điều khoản thi hành” gồm 02 điều. Như vậy, theo nội dung được nêu tại dự thảo, thì Nghị định này chưa quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến kiểm soát tài sản và thu nhập. Theo kế hoạch của Chính phủ, những vấn đề về kiểm soát tài sản thu nhập sẽ được quy định ở Nghị định khác.

Thực hiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định, trên cơ sở kết quả xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Luật Phòng, chống tham nhũng, ngày 05/4/2019,Thanh tra Chính phủ ban Công văn số 486/TTCP-PC gửi các bộ, ban, ngành, địa phương lấy ý kiến về dự thảo Nghị định. Căn quy định Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ nay 01/7/2019) và qua nghiên cứu cứu nội dung dự thảo Nghị định, một số vấn đề xin góp ý cho dự thảo Nghị định, cụ thể như sau:

1. Tại Khoản 3, Điều 10 của dự thảo Nghị định quy định về trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về nội dung văn bản cử người đại diện và số lượng người đại diện đối với trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung.

2. Tại điểm c, Khoản 2, Điều 12 của dự thảo Nghị định quy định về thực hiện giải trình, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu xác định rõ loại văn bản giải trình cụ thể (Công văn, Thông báo, hay Quyết định…) để thống nhất cách hiểu và thuận lợi trong áp dụng pháp luật.

3. Tại Điều 14 của dự thảo Nghị định quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung quy định về: Nội dung quyết định tạm đình chỉ việc giải trình và nội dung quyết định đình chỉ việc giải trình.

Ngoài ra, tại Điểm c, Khoản 1, Điều 14 quy định: “Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác chưa thể thực hiện việc giải trình” là một trong những căn cứ để quyết định tạm đình chỉ việc giải trình.

Quy định này chưa rõ, vì trách nhiệm giải trình là của người có thẩm quyền, không phải là của cá nhân có yêu cầu giải trình. Do vậy, Điểm c, Khoản 1, Điều 14 của dự thảo Nghị định đề nghị sửa lại như sau:

“Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc lý do khách quan khác mà chưa thể thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định này dẫn đến người có thẩm quyền không có cơ sở để giải trình”.

Tại Điểm c, Khoản 3, Điều 14 quy định: “Người yêu cầu rút toàn bộ yêu cầu giải trình” là một trong những căn cứ để đình chỉ việc giải trình. Tuy nhiên, chưa quy định về cánh thức thực hiện việc rút giải trình. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung, sưa lại như sau:

 “Người yêu cầu rút toàn bộ yêu cầu giải trình. Việc rút yêu cầu giải trình phải thực hiện bằng văn bản”

4. Tại Điểm h, Khoản 1 Điều 18 và Điểm d Khoản 2, Điều 18 của dự thảo Nghị định quy định về kết quả thực hiện chế độ trách nhiệm người đứng đầu là một trong những tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Tuy nhiên, qua rà soát quy định tại Chương II, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức đơn vị thì chế độ trách nhiệm người đứng đầu không còn được quy định là biên pháp phòng ngừa tham nhũng như quy định của Luật cũ.

Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo có nghiên cứu để quy định bảo đảm phù hợp với quy định Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

5. Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 19 của dự thảo Nghị định quy định “Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử” là một trong những tiêu chí để đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng.

Tuy nhiên, qua rà soát  quy định tại Chương III, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì Luật không quy định về phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử như quy định của Luật Phòng chống tham nhũng cũ.

Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định bảo đảm phù hợp với Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

6. Tại Điều 24 của dự thảo Nghị định quy định về công khai và sử dụng kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về hình thức và thời hạn công khai kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

Tại Khoản 3, Điều 24 của dự thảo Nghị định quy định về sử dụng kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Điều 16 của dự thảo Nghị định (Điều 16 chỉ quy định về tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất, mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng - chỉ là một trong các nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng).

Vì vậy, việc quy định sử dụng kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng để xây dựng báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Điều 16 của dự thảo là chưa phù hợp. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định phù hợp và bảo đảm được tính toàn diện trong việc sử dụng kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ cho công tác báo cáo.

7. Tại Điều 43 của dự thảo Nghị định quy định về danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi, UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất với Phương án 2 được nêu tại dự thảo. Vì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ là chủ thể có cở sở thực tế để hiểu rõ về từng vị trí công tác trong ngành, lĩnh vực quản lý cần phải chuyển đổi. Nên quy định theo Phương án 2 của dự thảo Nghị định là phù hợp.

8. Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 48 của dự thảo Nghị định quy định về quyền và nghĩa vụ của người ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển công tác khác, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm cụm từ “Tòa án” sau cụ từ “Viện kiểm sát” để bảo đảm phù hợp với quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 47 của dự thảo Nghị định.

Vì theo quy định Tòa án là cơ quan có quyền yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn, thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo yêu cầu của Tòa án cũng phải có quyền yêu cầu Tòa án cung cấp thông tin, tài liệu làm căn cứ để áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn.

9. Tại Khoản 1, Điều 63 dự thảo Nghị định quy định về thẩm quyền thanh tra, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại, vì tại Khoản 1, Điều này không quy định các Điểm a, b, trong khi nội dung quy định của Khoản 1, Điều 63 lại quy định: “…..trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1 Điều này”.

10. Tại Điều 79 của dự thảo Nghị định quy định về công khai báo cáo hàng năm về công tác phòng, chống tham nhũng, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm quy định về hình thức công khai và thời hạn công khai báo cáo hàng năm về công tác phòng, chống tham nhũng.

11.Về các quy định về thời hạn được quy định trong dự thảo Nghị định. Qua rà soát, có nhiều nội dung của Nghị định có quy định về thời hạn. Ví dụ như quy định tại: Điều 13, Điều 29, Điều 30, Điều 34, Điều 37, Điều 50, 51,52,53, Điều 67, Điều 72….Tuy nhiên, các quy định về thời hạn được quy định tại Nghị định chưa thống nhất, cụ thể:

-  Có nội dung thì quy định là ngày làm việc (Khoản 2,Điều 29;  Khoản 4, Điều 30; Điều 34, Khoản 1, Điều 52..);

-  Có có nội dung quy định là ngày (Điều 13; Khoản 2, Điều 30; Khoản 2, Điều 37; Khoản 1, Điều 50, Điều 51, Điều 53…).

Ngoài ra, có những nội dung Nghị định cùng quy định về thời hạn là 5 ngày, nhưng khi thì quy định là 5 ngày, khi thì quy định 5 ngày làm việc.

Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại quy định thống nhất để bảo đảm thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật.

Trường hợp Nghị định quy định có nội dung cần phải quy định thời hạn là ngày, có nội dung cần phải quy định là ngày làm việc, đề nghị cơ quan soạn thảo nêu quy định một điều riêng để quy ước về cách xác định thời hạn theo ngày, theo ngày làm việc để thống nhất về cách hiểu và áp dụng pháp luật./.
Văn Chiêu

 Phòng Nghiệp vụ 3


In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Select a date from the calendar.
Về đầu trang  
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THANH TRA TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 1126, đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0251.3822550; Fax: 0251.3816979; E-mail: vbthanhtra@dongnai.gov.vn
ĐĂNG NHẬP