Để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của toàn
Ngành thanh tra trong năm 2021; từ đó, xác định những hạn chế, khó khăn, vướng
mắc và nguyên nhân để rút kinh nghiệm,
đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực trong công tác chỉ đạo, điều hành
cũng như trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2022; ngày 24/12/2021,
Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch số 2278/KH-TTCP về việc tổ chức Hội nghị
trực tuyến Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022
của Ngành thanh tra.
Được
sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/01/2022, Thanh tra Chính phủ tổ chức
Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Trung tâm Trụ sở Thanh tra Chính phủ, đường
Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và các điểm cầu 63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại điểm cầu Trung tâm, Phó Thủ tướng
Chính phủ Lê Minh Khái dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị; đồng chí Tổng Thanh
tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì với sự tham dự của các Phó Tổng Thanh tra
Chính phủ , lãnh đạo cấp vụ, Trưởng các phòng và thanh tra viên cao cấp các
Cục, Vụ Thanh tra Chính phủ và đại diện một số cơ quan, bộ, ngành Trung ương
cùng tham dự.
(Phó Thủ tướng Chính phủ tham dự và chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung tâm – nguồn Cổng TTĐT Thanh tra
Chính phủ).
Tại điểm cầu tỉnh Đồng Nai
(VNPT Đồng Nai), có đồng chí Nguyễn Thị Hoàng - Tỉnh ủy viên -
Phó Chủ tịch UBND tỉnh đại diện lãnh đạo UBND tỉnh đến tham và chủ trì Hội nghị tại
điểm cầu tỉnh Đồng Nai. Về phía Ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai, có ông Nguyễn
Ngọc Thắng - Chánh Thanh tra tỉnh, các Phó Chánh Thanh tra tỉnh: Bà Trần Thị
Song Bình và ông Phạm Ngọc Hà, các Trưởng, Phó các phòng thuộc Thanh tra tỉnh,
Chánh Thanh tra các sở, ban ngành; Chánh Thanh tra các huyện, thành phố Biên
Hòa và Long Khánh cùng tham dự. Cùng tham dự tại điểm cầu tỉnh Đồng Nai, còn có
đại diện lãnh đạo Ban Tiếp công dân
tỉnh.
(Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đồng
Nai)
Theo dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2021, Toàn Ngành đã triển
khai 6.809 cuộc
thanh tra hành chính và 177.245 cuộc
thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn
thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 179.034 tỷ đồng, 9.258 ha
đất; trong đó kiến nghị thu hồi 22.698 tỷ đồng và 811 ha
đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và
đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 156.336 tỷ đồng, 8.447 ha đất; ban hành 132.319 quyết
định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 3.694 tỷ
đồng; kiến nghị xem xét, xử lý
hành chính 2.341 tập thể và 6.244 cá nhân;
chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử
lý 437 vụ, 259 đối
tượng.
Toàn
ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 6.690 kết luận và quyết định xử lý về
thanh tra, trong đó có 4.694 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện (chiếm 70,2% tổng số kết luận thanh tra được đôn đốc, kiểm tra). Qua đôn đốc, các cơ quan chức năng
đã thu hồi 115.841 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 42,4%), 627 ha đất; xử lý hành chính 3.267 tổ chức, 8.724 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 77 vụ, 108 đối tượng; đã khởi tố 17 vụ, 70 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ 809 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp
luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra (đạt tỷ lệ 84,4%).
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã ban hành và tổ chức
thực hiện Chương trình hành động của Thanh tra Chính phủ triển khai thực hiện
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021 tiếp tục thực hiện nghiêm các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, giải ngân vốn đầu tư công; tập trung chỉ đạo tiến
hành rà soát, xử lý chồng chéo với Kiểm toán nhà nước và giữa các cơ quan thanh tra....
Nhìn chung trong năm 2021, trước những diễn biến phức tạp của
tình hình dịch bệnh Covid -19, công
tác thanh tra được các ngành,
các cấp chú trọng triển khai thanh tra theo chương trình kế hoạch và thanh tra đột xuất, nội dung thanh
tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào công tác quản lý nhà nước, quản lý
kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và việc chấp hành pháp luật của tổ
chức, cá nhân trên các lĩnh vực. Qua thanh tra đã chấn chỉnh, khắc phục những
bất cập, sơ hở trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong việc ban hành chính sách,
pháp luật; phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp
luật, đảm bảo khách quan, chính
xác, đúng pháp luật, trong đó, đã chú trọng chuyển vụ
việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra. Công tác đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra được đẩy mạnh và
kết quả đạt được có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả công tác thanh
tra tiếp tục đóng góp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực và góp phần tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ngành Thanh tra đã thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, xử lý chồng chéo trong hoạt động
thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, đồng thời, quan tâm phối hợp chặt
chẽ với Kiểm toán nhà nước để khắc phục và xử lý chồng chéo trong hoạt động
thanh tra, kiểm toán. Hoàn thành Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra năm 2022, tạo tiền đề cho
hoạt động thanh tra trong năm tới.
Trong năm 2021, các cơ quan
hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp Trong năm 2021, có 309.598 lượt người đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (giảm
21,9%
so với năm 2020), với tổng số người được tiếp
là 327.983 người về 238.510 vụ việc (giảm
21,9%),
có 2.451 đoàn đông người (giảm
29,8%).
Tiếp nhận 333.847 đơn các loại (tăng 15,9% so với năm 2020); đã xử lý 318.421 đơn, có 276.916 đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 82,9% tổng số đơn đã xử lý. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã
giải quyết 19.213/23.907 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ
80,4% (giảm 7,1% so với năm 2020). Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến
nghị thu hồi cho nhà nước 168,4 tỷ đồng, 159,8 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá
nhân 230,2 tỷ đồng, 13,7 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 56 tổ chức,
1.481 cá nhân; kiến nghị xử lý hành chính 554 người (trong đó có 479 cán bộ,
công chức); chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 26 vụ, 51 đối tượng (trong
đó có 17 cán bộ, công chức). Về rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố
cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 363/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, các địa phương đã tiến hành rà soát 181/221
vụ việc Thanh tra Chính phủ chuyển đến và chủ động rà soát 685/692 vụ việc
khác; còn 47 vụ việc đang tiếp tục rà soát.
Trong công tác tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại, tố cáo, đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp một cách quyết liệt, đã quan
tâm thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC theo thẩm
quyền; tiếp tục quan tâm phối hợp thực hiện việc kiểm tra rà
soát, giải quyết các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch
363/KH-TTCP và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tình hình khiếu nại, tố cáo tiếp tục có xu hướng
giảm dần, góp phần quan trọng trong việc củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự ổn định
chính trị - xã hội, phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Trong công tác phòng chống tham nhũng, đã triển khai nhiều nhiệm vụ theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, nhất là các nhiệm vụ theo
Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ; xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình hành
động thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị của Trung ương về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện tốt chương
trình công tác, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực giao. Công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng được tổ
chức bài bản, chặt chẽ hơn với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phân công
trách nhiệm và kế hoạch tổ chức thực hiện rõ ràng. Ngành
Thanh tra đã thực hiện cơ bản tốt các nhiệm vụ: hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là về nhận định tình
hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; chú
trọng phát hiện, xử lý tham nhũng; thường
xuyên phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý tham nhũng. Nhìn chung, tham
nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm mặc dù vẫn còn
phức tạp.
Công tác xây dựng Ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra và giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Ngành tiếp tục được quan tâm nhằm
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Việc quản lý, sử
dụng cán bộ công chức ngày
càng chặt chẽ, hiệu quả
Với kết quả trên
đã cho thấy, các mặt công tác của Ngành thanh tra đều có sự chuyển biến tích
cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững kỷ cương
pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, cũng như
những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ngành thanh tra.
Hội
nghị đã nhận được nhiều ý kiến tham luận của một số tỉnh về những kết quả đạt
được, những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tại địa
phương của đại diện lãnh các tỉnh, của các thành phố trực thuộc Trung ương,
Thanh tra các Bộ, Ngành. Phần lớn các ý kiến đóng
góp tại Hội nghị đều thống nhất cao với dự thảo Báo cáo.
Tại
Hội nghị, Thanh tra Chính phủ đã công bố các quyết định và trao thưởng: Tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra
Chính phủ, ông Ngô Văn Cường, Phó Cục trưởng Cục I, ông Nguyễn Văn Hòa, nguyên
Phó Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương, bà Hà Thị Lan, nguyên Phó Chánh Văn
phòng Đảng - Đoàn thể; tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Nguyễn
Văn Thảo, nguyên Hàm cục trưởng, Cục I.
Phát
biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chia sẻ những
khó khăn, ghi nhận và biểu dương sự cố gắng với những kết quả của ngành Thanh
tra trong năm qua. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, năm 2022 là
năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5
năm 2021-2026. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội
và khó khăn, thách thức đan xen, Phó Thủ tưởng đề nghị toàn ngành Thanh tra bám
sát chủ trương của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII,
các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định hướng công tác thanh tra năm
2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện; đổi mới trong xây
dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thích ứng với yêu cầu phục hồi sau
đại dịch COVID-19.

(Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tiếp thu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị - nguồn Cổng TTĐT Thanh
tra Chính phủ).
Tổng
Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thay mặt lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và
toàn thể công chức, viên chức ngành thanh tra tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó
Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái để cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch công
tác năm 2022; ngành Thanh tra sẽ tiếp tục đoàn kết, thống nhất, quyết tâm khắc
phục mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
được giao trong thời gian tới./.
Thanh Tuyền - Văn phòng