QUY ĐỊNH VỀ CÔNG
KHAI, MINH BẠCH HOẠT ĐỘNG
THANH TRA, GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
NGÀNH THANH TRA
I. KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH
1. Khái quát
chung về bố cục Luật Phòng, chống tham nhũng
Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 gồm 8
chương 92 điều: Chương 1, những quy định chung; Chương 2, các quy định phòng ngừa
tham nhũng gồm 6 mục: Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị;
xây dựng và thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử, đạo đức nghề
nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức; minh bạch tài
sản thu nhập; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy
ra tham nhũng; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức
thanh toán; Chương 3, gồm 3 mục quy định về phát hiện tham nhũng: Phát hiện qua
công tác kiểm tra của cơ quan, đơn vị; phát hiện thông qua công tác thanh tra,
kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám
sát; tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng; Chương 4, quy định
về việc xử lý tham nhũng gồm: Xử lý hình sự; xử lý kỷ luật; xử lý tài sản tham nhũng;
Chương 5, quy định về tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phối hợp của các cơ
quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, viện kiểm soát, tòa án và cơ quan, tổ chức
hữu quan trong công tác phòng, chống tham nhũng gồm: Tổ chức chỉ đạo, phối hợp
và trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng; kiểm tra hoạt động chống
tham nhũng trong cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, viện kiểm sát, tòa án;
Chương 6, quy định về vai trò trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng, chống
tham nhũng; Chương 7, quy định về hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng;
Chương 8, quy định điều khoản thi hành.
2. Khái quát quy
định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Công
khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác
phòng, chống tham nhũng là một trong những biện pháp phòng ngừa theo quy định tại
Mục 1, Chương 2 Luật Phòng chống tham nhũng; ngoài quy định công khai, minh bạch
được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng, các quy định về công khai
minh bạch được quy định tại pháp luật về chuyên ngành; các quy định pháp luật
thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước; quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn và mới nhất là Luật
Tiếp cận Thông tin năm 2016 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
3. Khái niệm
công khai theo Luật Phòng, chống tham nhũng
Công
khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công
bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất
định. Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của
Nhà nước.
4. Nguyên tắc
công khai theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng
Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ;
cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc
bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
5. Hình thức
công khai theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng
Theo
quy định, hình thức thực hiện công khai bao gồm:
(1) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức,
đơn vị;
(2) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan,
tổ chức, đơn vị;
(3)
Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
(4)
Phát hành ấn phẩm;
(5)
Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(6) Đưa lên trang thông tin điện tử;
(7)
Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong
trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai từ
(2) đến (5). Ngoài ra, có thể lựa chọn thêm hình thức (1) và (7) để thực hiện công
khai.
6. Lĩnh vực công
khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định Luật
Phòng, chống tham nhũng
Lĩnh
vực công khai theo quy định của Luật Phòng,
chống tham nhũng bao gồm:
(1) Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng
cơ bản
(2)
Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
(3)
Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước
(4)
Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
(5)
Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ
(6)
Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
(7)
Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước
(8)
Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước
(9) Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên
và môi trường
(10)
Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở
(11)
Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục
(12)
Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế
(13)Công
khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ
(14)
Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao
(15)
Công khai, minh bạch trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, truyền thông
16)
Công khai, minh bạch trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
(17)
Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội
(18)
Công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách dân tộc
(19)
Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
kiểm toán nhà nước
(20)
Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân
(21)
Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp
(22)
Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ
(23)
Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng
(24)
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức
(25)
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân
(26)
Trách nhiệm giải trình
II. CÔNG KHAI
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG
1. Công khai
trong hoạt động thanh tra
1.1. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm sau khi
được phê duyệt:
Kế hoạch thanh tra hàng năm sau khi được phê duyệt phải gửi cho đối tượng thanh
tra theo quy định tại Khoản 5, Điều 36, Luật Thanh tra năm 2010.
1.2.
Công khai quyết định thanh tra: (gửi, công bố
quyết định thanh tra) Quyết định
thanh tra hành chính phải được gửi cho đối tượng thanh tra trong thời hạn 05
ngày ký quyết định thanh tra (trừ trường hợp thanh tra đột xuất); quyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15
ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra; việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản theo quy định tại
Khoản 2, Điều 44, Luật Thanh tra năm 2010. Biên bản phải có chữ ký của Trưởng
đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh
tra.
a)Việc thông báo
và công bố quyết định thanh tra hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 25,26, Nghị định
86/2011/NĐ-CP
Trưởng
đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo đến đối tượng thanh tra về việc công bố
quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra có
trách nhiệm chuẩn bị văn bản để người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy
quyền thông báo đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra.
Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
Thành
phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có đại diện lãnh đạo cơ quan
chủ trì thanh tra, Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là
đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại
diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố quyết định
thanh tra.
- Khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh
tra phải nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền
và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn
thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động
của Đoàn thanh tra.
-
Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối
tượng thanh tra báo cáo về những nội dung theo đề cương đã yêu cầu.
b) Đối với Quyết
định thanh tra chuyên ngành: Quyết định
thanh tra phải được công bố cho đối tượng thanh tra ngay khi tiến hành thanh
tra
theo quy định tại Điều 52, Luật Thanh tra năm 2010.
1.3.
Công khai kết luận thanh tra
1.3.1. Công khai kết luận Thanh tra hành chính
a) Gửi kết luận
Thanh tra:
Việc công bố và gửi Kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định tại Khoản
2, Điều 31, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ và Khoản 1 Điều
50 Luật Thanh tra năm 2010: Chậm nhất là 15
ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh
tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới: Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp
trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết
luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng
cấp.
b) Công bố, công
khai kết luận thanh tra: Việc công bố,
công khai kết luận thanh tra hành chính được quy định tại Điều 39, Luật thanh
tra năm 2010 và được hướng dẫn tại Điều 31, 46, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP
ngày22/9/2011 của Chính phủ được thực hiện trong thời hạn 10 kể từ ngày ký kết
luận thanh tra (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước). Việc công khai được
thực hiện theo hình thức sau:
-
Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người
được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan;Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo quy định
trên, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức:
-
Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo viết,
báo điện tử. Thời gian thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 02 lần;
trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành.
-
Đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ít
nhất là 05 ngày liên tục
-
Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân
là đối tượng thanh tra.Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của
cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời
gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
-
Cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
thực hiện kết luận thanh tra. Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm thực hiện kết luận
thanh tra, người ra quyết định thanh tra cung cấp một phần hay toàn bộ kết luận
thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3.2.
Gửi, công bố công khai kết luận thanh tra chuyên ngành
a) Gửi Kết luận
Thanh tra chuyên ngành: Việc gửi Kết luận
Thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 27, Nghị định
số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
-
Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra bộ tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, đối tượng
thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh
tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
-
Đối với cuộc thanh tra do Tổng cục, Cục thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra bộ,
đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng
thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
-
Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi
Giám đốc sở, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp
của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
-
Đối với cuộc thanh tra do Chi cục thuộc Sở được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thanh tra sở, đối tượng
thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh
tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Công bố, công
khai Kết luận Thanh tra chuyên ngành: Việc công khai kết
luận thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Nghị định
số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thanh tra. Người ra quyết định thanh tra có trách
nhiệm tổ chức việc công bố kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết có thể ủy
quyền cho Trưởng đoàn thanh tra công bố kết luận thanh tra. Việc công bố kết luận
thanh tra được lập thành biên bản (Điều 28 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày
09/2/2012 của Chính phủ)
1.4.
Công khai việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra
Việc công khai việc thực hiện kết luận, quyết định xử
lý về thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23, 24 Nghị định số
33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận
thanh tra. Kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện kết luận thanh tra phải được gửi cho đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
và công khai theo quy định của pháp luật
2. Công khai
trong hoạt động khiếu nại
2.1.
Công khai quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính hành vi hành
chính
a) Gửi quyết định
giải quyết khiếu nại: Việc gửi quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu, lần 2 thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều
41, Luật Khiếu nại 2011. Cụ thể: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có
quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách
nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp
trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người
có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến
và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định
giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải
quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu
nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
b) Công khai quyết
định giải quyết khiếu nại: Việc công khai
quyết định giải quyết khiếu nại được quy định tại Khoản 2, Điều 41 Luật Khiếu nại
2011 và được hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều
Luật khiếu nại. Cụ thể: Trong thời hạn 15
ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại
theo một trong các hình thức sau:
- Công bố tại cuộc họp cõ
quan, tổ chức nõi ngýời bị khiếu nại công tác với thành phần tham dự cuộc họp phải bao gồm: Người ra
quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị
khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Trước khi tiến hành cuộc
họp công khai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông
báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải
trước 3 ngày làm việc.
- Niêm yết tại trụ sở làm
việc hoặc nõi tiếp công dân của cõ quan, tổ chức ðã giải quyết khiếu nại; thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít
nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
- Thông báo trên phýõng tiện
thông tin ðại chúng được thực hiện
trên báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng
để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, phải
công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Số lần
thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần
phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành; thời gian đăng tải trên báo
điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất
là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
2.2.
Công khai quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật các bộ, công chức:
Việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 56
Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người
khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người
khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên
quan trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ban hành.
Quyết
định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được
gửi cho Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Công khai
trong hoạt động tố cáo
3.1.
Gửi kết luận nội dung tố cáo: Việc gửi kết luận
nội dung tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Luật Tố cáo năm 2011.
Cụ thể: Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị
tố cáo. Việc gửi văn bản phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo
và bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu
thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng
văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo kết quả giải
quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người bị tố cáo,
trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận
nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp.
3.2. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết
định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo: Việc
công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
được thực hiện theo quy định tại Điều 30, Luật Tố cáo 2011 và được hướng dẫn tại
Điều 11, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật tố cáo. Cụ thể:
Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm
bị tố cáo, người
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung
tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng một trong
các hình thức sau đây:
-
Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác với thành phần gồm: Người giải quyết tố cáo,
người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người
có thẩm quyền phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc;
-
Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải
quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
-Thông
báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo
nói, báo hình, báo viết và báo điện tử. Người giải quyết tố cáo có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói,
báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai. Trường hợp cơ quan có Cổng
thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử, người có thẩm quyền giải quyết
phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử. Số lần thông
báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát
sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên Trang
thông tin điện tử của cơ quan giải quyết tố cáo ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết
định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về
người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong
các lĩnh vực, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử
lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một trong các hình thức: Niêm yết hoặc thông báo
trên phương tiện thông tin đại chúng
4. Công khai
trong hoạt động phòng, chống tham nhũng
4.1.
Công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Thực hiện theo định tại Điều 34,
Luật phòng chống tham nhũng 2005, Luật sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2007, 2012.
4.2.
Công khai quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: Thực hiện theo
định tại Điều 36, Luật phòng chống tham nhũng 2005, Luật sửa đổi bổ sung Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2007, 2012.
4.3.
Công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác cán bộ, công chức, viên chức: Thực hiện theo
định tại Điều 43, Luật phòng chống tham nhũng 2005, Luật sửa đổi bổ sung Luật
phòng, chống tham nhũng năm 2007, 2012.
4.4.
Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập: Việc công khai bản
kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai thực hiện theo quy định tại Điều
46a Luật phòng, chống tham nhũng. Cụ thể: Bản kê khai tài sản của người có
nghĩa vụ kê khai phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người
đó thường xuyên làm việc.
Người
có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định việc công khai bằng
hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của
cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời điểm công khai được thực hiện trong khoảng thời
gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3 hằng năm. Trường hợp công khai bằng
hình thức niêm yết thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu là ba mươi ngày liên tục;
-
Bản kê khai tài sản của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân phải được công khai tại hội nghị cử tri nơi công tác của người đó. Thời điểm,
hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Hội đồng bầu cử;
-
Bản kê khai tài sản của người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng
nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
tại kỳ họp. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân.
4.5.
Công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản: Việc công khai kết
luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 50,
Luật phòng, chống tham nhũng. Cụ thể: Khi có yêu cầu và theo quyết định của cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền, bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được
công khai tại các địa điểm sau đây:
-
Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai tài sản làm việc
khi người đó được bổ nhiệm, bầu, phê chuẩn;
-
Tại hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
-
Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được đề nghị để Quốc hội, Hội đồng nhân
dân hoặc Đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bầu, phê chuẩn.
Kết
luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản của người bị khởi tố về hành vi tham
nhũng phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.
4.6.
Công khai báo cáo hàng năm về phòng, chống tham nhũng:
-
Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống
tham nhũng trong phạm vi cả nước; Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng
nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
-
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai.
III. DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC NGÀNH THANH TRA
Theo
quy định tại Điều 1, Thông tư số 08/2015/TT-BCA ngày 27/01/2015 của Bộ Trưởng Bộ
công an, danh mục bí mật nhà nước ngành thanh tra gồm:
1.
Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra,
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa
công bố hoặc không công bố.
2.
Các kế hoạch: Kế hoạch tiến hành thanh tra; Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại;
Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo;
3.
Các báo cáo: Báo cáo kết quả thanh tra; Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu
nại; Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo;
4.
Các dự thảo: Dự thảo kết luận thanh tra; Dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại;
Dự thảo kết luận nội dung tố cáo;
5.
Các tin, tài liệu khác trong hoạt động: TT, TCD, GQKNTC, PCTN khi chưa công bố
hoặc không công bố;
6.
Các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo;
7.
Họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ
danh tính của người tố cáo chưa công bố hoặc không công bố
8.
Nội dung hợp tác với nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng chưa công bố hoặc không công bố.
9.
Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thuộc Thanh tra Chính phủ; Hồ sơ
nhân sự liên quan đến quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển,
kỷ luật Chánh Thanh tra Bộ, ngành Trung ương và Chánh Thanh tra các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chưa công bố hoặc không công bố.
10.
Tài liệu thiết kế kỹ thuật mạng máy tính, cơ sở dữ liệu nội bộ của ngành Thanh
tra; khóa mã, mật khẩu, quy ước về đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong sử
dụng và ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Thanh tra.
11.
Văn bản, tài liệu của ngành Thanh tra có sử dụng thông tin, tài liệu thuộc danh
mục bí mật nhà nước của các cơ quan, tổ chức khác.
TÀI LIỆU NGHIÊN
CỨU
1. Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng
năm 2007, 2012;
2. Luật Thanh
tra năm 2010;
3. Luật Khiếu nại
2011;
4. Luật tố cáo
năm 2011;
5. Nghị định
86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều
Luật Thanh tra;
6. Nghị định số
07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
7. Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc
thực hiện kết luận thanh tra;
8. Nghị định số
75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều Luật khiếu nại;
9. Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày
03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật tố cáo;
10. Thông tư số 08/2015/TT-BCA ngày 27/01/2015 của Bộ
Trưởng Bộ công an, danh mục bí mật nhà nước ngành thanh.
Văn Chiêu
Phòng Thanh tra PCTN