Thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với
bối cảnh, tình hình hiện nay
Định
hướng chương trình thanh tra và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế
hoạch thanh tra năm 2021 phải đảm bảo các mục tiêu sau: Hoạt động của các cơ
quan thanh tra cần bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với bối cảnh, tình
hình hiện nay; bám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp,
các ngành; đổi mới trong xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; nghiên
cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra. Nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh tra. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra; tập
trung thanh tra vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, thanh tra
đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; chú trọng công tác kiểm tra
của cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa
phương.
Đồng thời,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết
luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời và khả thi; xử lý nghiêm
minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật; quan
tâm kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.
Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017
của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối
với doanh nghiệp, Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm
vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải
ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch
Covid-19.
Bên
cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế. Theo đó, cần tiếp
tục thực hiện nghiêm các quy định Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành, các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo
của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019
của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân,
đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Phối
hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư
liên quan tới nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, rà soát, giải
quyết các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài. Triển khai đồng bộ, hiệu quả
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố
cáo ngay sau khi được phê duyệt.
Mặt
khác, xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo,
điều hành, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả công tác phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng,
tiêu cực. Theo đó, các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải
pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo
quy định của pháp luật. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống tham
nhũng (sửa đổi), đồng thời trên cơ sở kết quả sơ kết, tổng kết công tác phòng,
chống tham nhũng tập trung đôn đốc, hoàn thiện thể chế thực hiện Luật; triển
khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích,
phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước. Tăng cường thanh tra phát
hiện tham nhũng; thực hiện các biện pháp về phòng, chống rửa tiền và tài trợ
khủng bố, trong đó tập trung thanh tra về phòng, chống rửa tiền trên một số
lĩnh vực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm
của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả công tác cải cách
hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Song
song đó, cần nâng cao năng lực của ngành Thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới. Theo đó, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thanh tra; các quy trình nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tập trung hoàn thiện cơ
cấu, tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ quyền hạn để thực hiện tốt chức
năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ; nâng cao chất lượng hoạt
động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm
chât, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Thanh tra Chính
phủ mới có hướng dẫn lực lượng thanh tra tại các bộ, ngành Trung ương và địa
phương xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2021. Ảnh: P.PV&BT
Không
được thanh tra, kiểm toán cùng 1 nội dung tại 1 đối tượng cụ thể trong 1 năm
Trong
quá trình thực hiện, Chánh Thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh căn cứ vào định
hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn
việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác
quản lý nhà nước của bộ, UBND cấp tỉnh; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ trưởng, Chủ
tịch UBND cấp tỉnh; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên
báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2021 trình
Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật
Thanh tra, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, đồng thời, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2021.
Đồng
thời, trong quá trình xây dựng, thực hiện Kế hoạch thanh tra, Thủ trưởng các cơ
quan thanh tra quan tâm phối hợp để hạn chế chồng chéo trong hoạt động, góp
phần thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các
nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy
giải ngân vốn đầu tư công và Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Thanh
tra Bộ, Thanh tra tỉnh có giải pháp chủ động tránh chồng chéo giữa Kế hoạch
thanh tra của đơn vị mình với Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ. Trường hợp cần
thiết, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh gửi Dự thảo Kế hoạch thanh tra năm 2021 về
Thanh tra Chính phủ để có ý kiến xử lý chồng chéo trước khi trình cấp thẩm
quyền phê duyệt. Chánh thanh tra bộ chủ trì xử lý, khắc phục chồng chéo Kế
hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, các cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành thuộc bộ. Thanh tra tỉnh chủ động tránh chồng chéo với
Kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh
tra có liên quan để trao đổi, thống nhất, khắc phục sự chồng chéo trong kế
hoạch thanh tra. Chánh thanh tra tỉnh chủ trì việc rà soát, xử lý chồng chéo về
thanh tra của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện. Thanh tra sở,
Thanh tra huyện gửi dự thảo Kế hoạch thanh tra về Thanh tra tỉnh để rà soát, xử
lý chồng chéo trước khi trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thanh
tra Chính phủ và các Cơ quan thanh tra chủ động tránh chồng chéo với kế hoạch
kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp thanh tra xuất phát từ yêu cầu
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cần phải phát hiện, xử lý kịp
thời vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra
trao đổi, thống nhất với Kiểm toán Nhà nước để tiến hành thanh tra. Nếu không
thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để trao đổi, thống nhất với
Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán
theo quy định của pháp luật.
Thủ
trưởng cơ quan thanh tra chủ động và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc
Kiểm toán Nhà nước để trao đổi, thống nhất xử lý chồng chéo trong kế hoạch
thanh tra, kiểm toán, theo đó, trong 01 năm kế hoạch, không được tiến hành
thanh tra, kiểm toán cùng 01 nội dung tại 01 đối tượng cụ thể (cơ quan, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp). Trường hợp không trùng về nội dung thì cơ quan,
đơn vị được giao thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm toán trao đổi, thống nhất,
tránh chồng chéo về thời gian tiến hành thanh tra, kiểm toán…/
Tin sưu tầm từ nguồn: http://thanhtravietnam.vn/tin-trong-nganh/nhung-linh-vuc-nao-nam-trong-ke-hoach-thanh-tra-nam-2021-193125
Nguyễn Chí Được - Phòng Nghiệp vụ 2